Trong thời buổi công nghệ số như hiện nay, thông tin cá nhân trở thành một trong những dữ liệu quan trọng bạn cần phải bảo mật để tránh khỏi những rắc rối không cần thiết.
Hacker có thể đánh cắp dữ liệu của bạn bằng nhiều cách, một trong số đó là thâm nhập vào địa chỉ email của bạn.
Một số hacker xấu có thể sử dụng địa chỉ email của bạn nhằm mục đích xấu, hoặc thậm chí tệ hơn vì chúng ta thường dùng địa chỉ email để xác nhận các tài khoản mạng xã hội. các ứng dụng Smartphone, cách thức thanh toán,…
Nếu bạn quên mất mặt khẩu tài khoản Facebook hay Paypal, bạn có thể dễ dàng khôi phục lại mật khẩu thông qua email, đơn giản bằng cách click chọn “quên mật khẩu” và chúng ta sẽ nhận được password mới được cấp về thông qua email đã được đăng kí trước đó.
Có thể kết luận rằng, email là một trong những thông tin quan trọng nhất mà chúng ta cần phải bảo vệ trong thời đại số.
Nhưng làm sao để bảo mật tài khoản này ? Hãy cùng chúng tôi đọc tiếp.
Mục lục
Làm sao tôi có thể nhận biết rằng tài khoản email của mình đã bị hack ?
Mới đây, chính phủ Hoa Kì đã truy tố 4 hackers người Nga với cáo buộc đánh cắp 500 triệu tài khoản Yahoo.
Đây là vụ đánh cắp thông tin người dùng lớn nhất tính tới thời điểm này. Hackers sử dụng tài khoản Yahoo để thâm nhập vào các hệ thống mail khác như Gmail.
Và một trong số tài khoản đó có thể bao gồm cả email của bạn. Hãy cùng tham khảo các dấu hiệu sau
Bạn không nhận được bất kì email nào
Khi bạn sử dụng email để tạo mới một tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng,…Những tài khoản này được liên kết với địa chỉ email của bạn, nên với bất cứ hoạt động nào trên những tài khoản này, bạn sẽ nhận được thông báo trên tài khoản email.
Nên, nếu bạn không nhận được bất cứ email nào trong nhiều ngày, có thể tài khoản email của bạn đã bị hacked
Thông tin tài khoản của bạn đã bị thay đổi
Kiểm tra những cài đặt trong tài khoản email để phát hiện những thay đổi bất thường, chủ yếu trong mục Personal Info và Security
Mật khẩu của bạn đã bị thay đổi
Nếu bạn cố gắng đăng nhập tài khoản của mình nhưng liên tục bị báo sai mật khẩu, khả năng khá cao tài khoản của bạn đã bị hacked
Địa chỉ IP của bạn có trùng khớp không?
Hiện nay, đa số nhà cung cấp dịch vụ email cho phép chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra lần cuối cùng chúng ta truy cập vào tài khoản email là vào lúc nào và ở đâu.
Lấy ví dụ trong tài khoản Yahoo Mail, bạn có thể kiểm tra lần gần nhất tài khoản hoạt động bằng cách click chọn vào biểu tượng Settings, Account Info – Manage Account – Recent Activity.
Đối với Gmail, bạn có thể tìm thấy thông tin này ở mục “Detail”
Kiểm tra hộp thư đi
Kiểm tra xem có bất kì thư mới nào mà bạn chưa từng gửi đi. Bạn có thể kiểm tra trong mục “thùng rác”. Một vài hackers có thể quên xóa dấu vết của mình ở đây
Làm cách nào để bảo vệ tài khoản email của bạn ?
Sử dụng bảo mật 2 lớp:
Một vài hackers có thể xâm nhập vào tài khoản email của bạn mà không để lại bất kì dấu vết nào, tất cả nhằm mục đích làm cho “nạn nhân” nghĩ rằng tài khoản của mình vẫn ổn.
Không cần biết tài khoản của mình đã bị hacked hay chưa, bạn nên tránh tình cảnh “mất bò mới lo làm chuồng”.
Ngay từ bây giờ, hãy thay đổi những thông tin bảo mật, cập nhật địa chỉ email dự phòng và thiết lập thêm số điện thoại của bạn để làm tầng bảo mật thứ hai.
Bạn sẽ nhận được mã code xác nhận trên điện thoại mỗi khi bạn (hoặc ai đó) đăng nhập vào tài khoản email của bạn.
Thường xuyên thay đổi mật khẩu:
Hãy tập thói quen thay đổi mật khẩu email. và khi nghĩ đến điều này. hãy thực hiện ngay lập tức nếu có bất kì nghi ngờ nào về tài khoản của mình
Sử dụng mật khẩu đủ mạnh:
Mật khẩu thay đổi cần đủ dài và khó. Phối hợp giữa các kí tự đặc biệt, chữ cái viết hoa, viết thường và chữ số. Điều này sẽ gây khó khăn nhiều cho hackers
Đừng sử dụng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản:
Điều này là sai lầm của rất nhiều người dùng Internet ngày nay. Sử dụng chung mật khẩu để dễ nhớ cho tất cả các tài khoản như mạng xã hội, gmail, yahoo mail,…Hãy sử dụng mật khẩu khác nhau cho tất cả các tài khoản của mình
Không sử dụng những mật khẩu có từ khóa dễ đoán:
Dựa theo cuộc điều tra, những hacker người Nga đã sử dụng các cụm từ như “password”, “credit card”, hay “visa” và một vài cụm từ thông dụng khác để dò tìm.